2 cách làm bánh đúc chay nóng hổi thơm ngon hấp dẫn ai cũng mê

Nguyên liệu làm Bánh đúc nóng chay – Cho 4 người
Bột gạo 400 gr
Nấm bào ngư băm nhỏ 1 chén
Nấm đùi gà băm nhỏ 1 chén
Nấm rơm băm nhỏ 1 chén
Hạt nêm chay 3 muỗng cà phê
Ớt 1 muỗng cà phê
Dầu ăn 1 chén
Nước lọc 9 chén’,
Cách chế biến Bánh đúc nóng chay
1. Sơ chế nguyên liệu
Đối với nắm rơm bạn dùng dao nhọn cạo nhẹ ở gốc, cắt bỏ thật sạch phần gốc nấm, nấm rơm sẽ sạch và tròn trịa hơn.
Tiếp đó, bạn đem nấm ngâm với nước muối pha loãng trong vòng 10 phút rồi rửa lại với thật nhiều nước. Nấm sẽ trắng và hết nhớt, loại bỏ hết vài chất độc.
Sau khi nấm rơm đã rửa sạch, băm nhỏ.
Tương tự với nấm đùi gà và nấm bào ngư, cắt sạch chân, ngâm nấm qua nước muối pha loãng khoảng 10 phút sau đó rửa lại thật sạch với nước và vắt nấm cho thật ráo nước vì khi vắt sẽ giúp đẩy nước thừa ra khỏi nấm.
Bạn cũng băm nhỏ phần nấm bào ngư và nấm đùi gà ra.
2. Làm nhân bánh đúc chay
Bắc chảo lên bếp, lửa vừa. Cho vào chảo khoảng 1 muỗng canh dầu ăn, sau đó cho lần lượt các loại nấm vào, đảo đều.
Nêm nếm thêm 2 muỗng cà phê hạt nêm, đảo đều liên tục cho phần gia vị thấm vào nấm. Nấm sau khi chín cho vào chén, tắt bếp.
3. Nấu bánh đúc nóng
Cho vào nồi 2 chén (loại chén ăn cơm) bột gạo đầy cùng với 9 chén nước sau đó dùng đũa khuấy đều cho phần bột tan vào nước.
Bắc nồi lên bếp, đảo đều liên tục phần bột, sau đó cho vào nồi 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, khuấy đều.
Phần bột bắt đầu sệt, cho vào nồi 1 chén dầu ăn để phần bánh đúc được béo hơn.
Khi đổ dầu ăn vào sẽ thấy bột bị loãng và tách ra nhưng không sao nhé. Bạn vẫn cứ khuấy đều liên tục bột sẽ kết dính lại.
Đến khi phần bột chín và bắt đầu có màu trắng trong thì tắt bếp. Sau đó vẫn tiếp tục khuấy để hỗn hợp bột và dầu kết dính lại với nhau khoảng 2 – 3 phút thì ngừng tay.
Lưu ý: Khi nấu bột luôn phải đảo đều liên tục phần bột trên lửa nhỏ để tránh bột bị vón cục và cháy khét ở phần đáy nồi.
4. Pha nước mắm
Sử dụng nước mắm chay để làm nước chấm. Cho thêm khoảng 1 muỗng cà phê ớt băm để nước chấm có độ cay nhẹ. Đổ nước chấm ra chén để dùng kèm với bánh đúc.
Xem thêm: Công thức cách pha nước mắm chay thanh đạm cho món ăn tròn vị
5. Thành phẩm
Món bánh đúc nóng hổi, mềm, dẻo từ bột gạo ăn cùng với nấm giòn giòn kèm theo tí nước mắm cay làm nên một chén bánh đúc chay vô cùng hấp dẫn cho những ngày se lạnh.
Bước 1 Sơ chế nguyên liệu Bánh đúc nóng chay

Bước 2 Làm nhân bánh đúc chay Bánh đúc nóng chay

Bước 3 Nấu bánh đúc nóng Bánh đúc nóng chay

Bước 4 Pha nước mắm Bánh đúc nóng chay

Bước 5 Thành phẩm Bánh đúc nóng chay

Nguyên liệu làm Bánh đúc chay kiểu miền Nam – Cho 4 người
Bột gạo 260 gr
Bột năng 20 gr
Nước cốt dừa 400 ml
Củ cải muối 1 củ
Đậu hũ trắng 4 miếng
Nước nóng 500 ml
Thơm 100 g
Nấm bào ngư 100 gr
Cà rốt 1 củ
Củ sắn 1 củ
(củ đậu)
Hành lá 3 nhánh
Giá đỗ 1 ít
Rau thơm các loại 1 ít
Giấm 2 muỗng canh
Dầu ăn 1 muỗng cà phê
Đường phèn 25 gr
Gia vị thông dụng 1 ít
Cách chế biến Bánh đúc chay kiểu miền Nam
1. Khuấy bột
Đầu tiên bạn cho vào nồi 260gr bột gạo, 20gr bột năng, 400ml nước cốt dừa, 500ml nước nóng, 1 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê đường và 1 muỗng cà phê dầu ăn. Khuấy đều và để yên khoảng 15 phút cho bột nở.
2. Sơ chế cà rốt
Cà rốt bạn rửa sạch bào bỏ vỏ rồi cắt làm đôi, sau đó dùng 1 nửa đem bào sợi nhỏ rồi cho vào chén. Thêm vào chén 1 muỗng canh giấm, 1 muỗng canh đường, 1/4 muỗng cà phê muối, 30ml nước lọc. Ngâm cà rốt trong 10 phút.
Lấy nửa củ cà rốt còn lại đem thái thành hạt lựu nhỏ để làm nhân bánh.
3. Sơ chế các nguyên liệu còn lại
Hành lá cắt bỏ rễ, rửa sạch rồi đem thái nhỏ.
Tiếp đến, bạn lấy củ cải muối rửa qua với nước cho bớt mặn rồi đem cắt thành hạt lựu nhỏ.
Củ đậu (củ sắn) lột bỏ vỏ, đem cắt thành hình hạt lựu nhỏ. Nấm bào ngư bạn mang ngâm với nước muối loãng, sau đó rửa sạch lại với nước. Bóp nấm cho ráo nước rồi mang cắt thành hạt lựu nhỏ vừa ăn.
Giá đỗ bạn rửa sạch nồi mang trụng với nước sôi trong 2 – 3 phút cho vừa chín tới. Cho giá ra đĩa để nguội. Rau thơm các loại bạn nhặt lá bỏ cọng, rửa sạch với nước rồi để ráo.
Đậu hũ sau khi mua về bạn rửa sơ với nước. Tiếp đến bạn dùng giấy ăn thấm nhẹ phần nước bên ngoài đậu hũ cho khô, tiếp đến bạn cắt đậu hũ thành từng miếng mỏng.
Cho vào chảo 2 muỗng canh dầu ăn, đun dầu đến khi nóng già thì cho 1 ít hành lá vào phi thơm vàng. Tiếp đến bạn cho từng miếng khuôn đậu vào chiên với lửa vừa đến khi mặt đậu vàng giòn thì trở mặt. Tiếp tục chiên đến khi đậu vàng ươm 2 mặt thì cho ra đĩa.
Cắt đậu hũ thành hạt lựu nhỏ để chuẩn bị mang xào.
4. Hấp bánh
Đặt xửng hấp lên bếp, thêm vào nồi hấp khoảng 500ml nước. Đun nước đến khi nước sôi để chuẩn bị hấp bánh.
Sau khi ủ bột 15 phút, bạn cho phần bột lên bếp. Mở lửa lớn và dùng phới lồng hoặc đũa khuấy đều phần bột lắng dưới đáy nồi lên.
Khi phần bột hơi nặng tay một chút thì bạn hạ lửa vừa và tiếp tục khuấy đều cho phần bột đặc và sệt lại thì tắt bếp.
Cho 1 muỗng dầu ăn vào khuôn bánh, dùng giấy ăn lau dầu ăn quanh khuôn để khi hấp bánh không bị dính vào khuôn. Tiếp đến bạn đổ phần bột bánh vào, chừa lại 2 – 3 muỗng canh bột lại cho phần nhân bánh sau.
Cho khuôn vào xửng hấp, dùng một chiếc khăn bọc nắp nồi lại để tránh nước nhỏ vào bánh khi hấp trong 25 – 30 phút cho bánh chín. Trong thời gian chờ bánh chín mình cùng đi xào nhân bánh nhé.
5. Xào nhân
Cho vào chảo 2 muỗng canh dầu ăn, khi dầu nóng bạn thêm cà rốt, củ sắn và củ cải muối cắt nhỏ vào đảo đều. Thêm vào chảo 1/2 muỗng cà phê bột nêm chay cùng 1/2 muỗng cà phê đường và xào nhân với lửa trung bình.
Khi cà rốt và củ sắn hơi trong bạn cho nấm bào ngư cắt nhỏ vào đảo đều trong 2 – 3 phút với lửa vừa. Cuối cùng bạn thêm phần đậu hũ chiên cắt nhỏ vào đảo với lửa trung bình trong 2 – 3 phút. Tắt bếp và cho phần hành lá cắt nhỏ cùng 1 ít tiêu xay vào đảo đều là xong phần nhân bánh.
Bánh sau khi hấp khoảng 25 phút, bạn dùng que tăm tre xiên vào bánh. Nếu que không dính bột trắng thì tức là bánh đã chín.
Lúc này bạn dùng phần bột chừa lại hồi nãy phết đều lên mặt bánh rồi cho phần nhân vào mặt bánh. Dùng muỗng ém chặt nhân rồi hấp bánh trong 5 – 7 phút nữa thì tắt bếp.
6. Làm nước chấm
Cho vào nồi 100ml nước, thêm vào 25gr đường phèn cùng 1 muỗng cà phê muối và 100g thơm cắt nhỏ vắt lấy nước. Đun hỗn hợp với lửa nhỏ vừa đồng thời khuấy đều phần đường cho hòa tan hoàn toàn vào nước.
Khi phần nước chấm sôi lên, bạn hớt bọt rồi tắt bếp. Cho thêm vào nồi 2 muỗng cà phê nước tương và 1 muỗng cà phê nước cốt chanh. Nêm nếm lại cho nước chấm vừa miệng.
7. Thành phẩm
Khi bánh đúc hơi nguội, bạn cắt bánh ra rồi cho vào đĩa. Thêm rau thơm các loại giá và 1 ít cà rốt chua ngọt lên đĩa. Ăn bánh đúc chay thơm ngon, có độ dai nhẹ ăn cùng với nước chấm ngọt thanh, đảm bảo ngon không có chỗ chê đâu cả nhà ạ.
Bước 1 Khuấy bột Bánh đúc chay kiểu miền Nam

Bước 2 Sơ chế cà rốt Bánh đúc chay kiểu miền Nam

Bước 3 Sơ chế các nguyên liệu còn lại Bánh đúc chay kiểu miền Nam

Bước 4 Hấp bánh Bánh đúc chay kiểu miền Nam

Bước 5 Xào nhân Bánh đúc chay kiểu miền Nam

Bước 6 Làm nước chấm Bánh đúc chay kiểu miền Nam

Bước 7 Thành phẩm Bánh đúc chay kiểu miền Nam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *