Tôi rất hạnh phúc để được tiếp tục làm công việc của mình, đó là tưới tẩm vào những hạt giống thánh thiện, tốt lành, và loại bỏ những năng lượng tiêu cực trong quý vị. Đồng thời, tôi cũng tiếp tục hiến tặng những kinh nghiệm, những kỹ năng về cách chăm sóc những cảm xúc tiêu cực, những nỗi khổ, niềm đau của mình.
Đề tài được chọn ngày hôm nay đó là: “Nhìn khổ đau với con mắt tỉnh thức.” Khi chúng ta ngồi thiền, dù chỉ là 10 phút thôi, nếu thật sự quyết tâm để quay vào bên trong, dù rằng tâm mình có thể lén lút bỏ chạy, tiếp tục suy nghĩ vẫn vơ, lo lắng, muộn phiền. Nhưng chúng ta hãy kéo tâm mình lại, đặt nó vào đề mục đã chọn, đó là hơi thở. Tuy nhiên, được vài hơi thở hoặc chưa đến vài phút, tâm lại trốn đi, bay nhảy một cách vô tổ chức, không kiểm soát được.
Chúng ta chợt nhận ra, rồi lại đưa tâm trở về. Nó lại bỏ đi, rồi mình lại kiên trì. Hồi nãy, tôi có nhắc với đại chúng rằng: hãy hoan hỉ, nhẹ nhàng đưa tâm trở về, chứ không tức giận hay phán xét. Hằng ngày, mình vẫn thường thả rong cái tâm như vậy, thì không có lý do gì mà khi mới bắt đầu ngồi xuống thiền, lâu lâu mới thực hành một lần, tâm ý lại chịu nghe lời.
Chúng ta cần chấp nhận tình trạng hiện tại của mình. Đây là một điều kiện quan trọng của thiền tập: thừa nhận và chấp nhận tâm mình vẫn còn đang rong ruổi. Nhưng rồi, mình lại nhẹ nhàng đưa nó trở về. Rồi nó lại phóng đi. Có lẽ, phải ngồi nửa giờ thì mới có được 5-3 phút định tâm. Nhưng không sao, mình cứ tiếp tục duy trì tinh tấn, nỗ lực thực hành liên tục. Một ngày, mình ngồi nhiều lần. Nếu không thể ngồi nửa giờ, thì ngồi 15 phút. Không thể ngồi 15 phút, thì ngồi 5 phút. Không thể ngồi 5 phút, thì ngồi 1 phút.
Chỉ cần một phút được trở về, một phút để nạp năng lượng, một phút để làm mới tâm hồn của mình. Chỉ cần mình níu được tâm trở về, đặt nó vào một đối tượng nào đó trong hiện tại, như các cơ bắp trên gương mặt hay hơi thở, thì tâm mình sẽ không còn chạy nghênh ngang, không còn lục lọi tìm kiếm những chuyện đau buồn, những điều bất như ý nữa. Lúc đó, mình đã làm chủ tâm ý, dù vẫn có những vấn đề cần giải quyết.
Đức Phật khuyên chúng ta rằng, không phải lúc nào cũng nên giải quyết những khó khăn ngay lập tức. Nếu đã giải quyết nhiều lần mà không thành công, thì có thể là do thiếu một số nhân duyên, điều kiện nào đó. Chúng ta cần kiên nhẫn chờ đợi, có khi chờ đợi từ phía đối tượng hay hoàn cảnh, có khi từ chính mình.
Người đang cạn kiệt năng lượng, bị cảm xúc khống chế, bị phiền não giật dây, nếu cố giải quyết vấn đề, không chỉ không thành công mà còn làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Đức Phật dạy rằng, khi như vậy, hãy để những khó khăn, những điều bất như ý đó yên vị.
Đừng vội can thiệp nếu đã thất bại nhiều lần. Thay vào đó, thực hành một bài tập đặc biệt gọi là “vô tác” (tiếng Anh: do nothing). “Vô tác” không có nghĩa là bỏ cuộc hay không giải quyết, mà là tạm thời dừng lại để thay đổi tình trạng, nạp năng lượng, làm mới bản thân, quản chế năng lượng tiêu cực, chăm sóc tự ái, vết thương hay cái bản ngã to lớn của mình.
Khi tâm đạt đến mức quân bình, giống như sau khi mình ngồi thiền được 15 phút, mọi chuyện sẽ rõ ràng hơn. Hay là nửa giờ, tâm mình nó ổn hơn một chút mà. Nếu mình thấy thực tập như vậy có kết quả, đó là thay đổi được thì mình hãy cứ tiếp tục kiên trì thiền tập để làm sao tâm của mình nó đạt cái mức ổn định nhất, sung mãn năng lượng Bình An. Thì lúc đó, chúng ta hãy nghĩ tới cái chuyện giải quyết vấn đề. Thành ra, trong chúng ta nó có nhiều cái cấp độ tâm thức khác nhau. Có lúc chúng ta ở một trạng thái mê mờ, có lúc chúng ta ở một trạng thái sáng sủa một chút, rồi lại mê mờ. Rồi có lúc chúng ta ở trong một trạng thái nửa tỉnh nửa mê và có lúc chúng ta ở trong trạng thái thường trực sáng suốt.
Khi tâm chúng ta sáng suốt, thì chúng ta sẽ thấy rất là nhiều thứ mà khi tâm mê mờ không thấy được. Đức Phật khuyên chúng ta đừng có dùng một cái tâm mê mờ để giải quyết những khổ đau, vì không bao giờ giải quyết được trong cái tâm mê mờ đó. Chắc chắn sẽ có những cái tri giác sai lầm, những phán đoán sai lầm, những cái thấy sai lầm trong cái tâm mê mờ đó. Có thể có nhiều phiền não tham dự vào trong đó, có thể có bóng tối của Quỷ Dữ, của con chó đen trầm cả tham dự vào trong đó.
Cho nên, Đức Phật nói hoàn cảnh thì cũng có lúc mình tác động để thay đổi được, nhưng mà không phải lúc nào mình cũng thay đổi được đâu. Hết điều bất Như Ý này rồi sẽ có những cái điều bất như ý khác. Như là một vị Thiện sư nào đó đã nói rằng: “Cuộc đời này lắm chông gai. Chúng ta không thể nào dọn dẹp hết chông gai trong cuộc đời này.” Mà cách tốt nhất là phải sắm cho mình một cái đôi giày thật là tốt để có thể đi trên mỗi chông gai đó. Đôi giày đó là sức chịu đựng; đôi giày đó là con mắt của sự tỉnh thức.
Hãy sử dụng con mắt của sự tỉnh thức để nhìn nhận vấn đề, thay vì chúng ta cứ tiếp tục nhìn vấn đề bằng con mắt u buồn nặng triểu Thương Đau tuyệt vọng. Dưới con mắt của sự tỉnh thức, sau nửa giờ hành thiền, sau khi bắt đầu mình đưa tâm trở về để phát triển định, phát triển niệm. Phát triển định có nghĩa là chiên chú trên một đối tượng. Lúc đó, tâm chưa có biết đâu; nó chỉ dừng lại và chiên sâu vào một đề mục thôi. Nhưng mà nó tạo ra một cái sức mạnh, một cái lực để nó giúp cho khi mà tâm bật qua chế độ quan sát thì nhận biết.
Khi nhận biết một đối tượng gì đó thì nó rất là lâu bền và rất là sâu sắc. Khi chúng ta bắt đầu bật qua một cái cơ chế quan sát, dùng tâm để quan sát tâm, quan sát chính những cái gì đang xảy ra trong lòng của mình với một con mắt khác. Trước đây, con mắt của sự tỉnh thức tôi đang quan sát chính tôi; mà thật ra khi tôi đã bắt đầu quan sát chính tôi thì tôi đã bắt đầu có sự tỉnh thức.
Thật ra nữa, khi tôi đã trở về với chính tôi, tôi không còn chạy đi tìm đối tượng để trừng phạt hay để ăn thua đủ nữa; không có đổ thừa, không trách móc. Tôi đã quay về đưa tâm trở về trong giây phút này, bây giờ và ở đây thì tôi đã bắt đầu thiết lập sự tỉnh thức dưới con mắt của sự tỉnh thức. Tôi bỗng bắt đầu nhận ra rằng ngoài những điều bất như ý đang xảy ra, ngoài những khó khăn mà tôi đang có, ngoài những nỗi khổ niềm đau đang vây kính tôi thì tôi biết rằng: “Một thời gian quá lâu tôi đã đồng nhất toàn bộ con người của tôi với cái nỗi khổ niềm đau đó; với cái điều bất như ý đó.” Tôi đã chăm bẩm quá mức vào nó.
Tại vì tôi tin rằng chỉ khi nào tôi lấy những cái nỗi khổ niềm đau này ra thì mới giải quyết được thì tôi mới có thể sống được; tôi mới thể có hạnh phúc được. Đức Phật nói như vậy là sai cách rồi; bạn không bao giờ lấy ra hết đâu! Hết cái này rồi nó sẽ tới cái khác! Chẳng lẽ cả cuộc đời bạn chỉ ngồi đó chờ chực dùng hết nội lực của mình để giải quyết tất cả những khó khăn trong cuộc đời sao? Bạn không có lý do gì khác để sống sao? Nhưng khi có sự tỉnh thức, tâm đã trở về và sáng suốt; tâm bắt đầu nhận ra những điều như ý đang có mặt.
Đó là những điều kiện của hạnh phúc và tâm bắt đầu hạnh phúc. Thí dụ như khi mình trở về với hơi thở một cách nghiêm túc và hiệu quả nhiều khi mình rớt nước mắt tại vì mình thấy mình vẫn còn sống! Trời ơi! Tưởng đã chết rồi! Trời còn để có hôm nay! Tan xương đầu ngó vén mây giữa trời! Một người mà còn có thể ngồi yên để mà thở: “Vào Thở Ra”, biết đây là hơi thở vào biết đây là hơi thở ra thì quý vô cùng! Tại vì có những người không còn làm được điều đó nữa; họ đã rơi vào chứng tâm thần; họ đã bị con quái thú trầm cảm khống chế; họ đã bị nỗi khổ niềm đau nhấn chìm lâu rồi.
Mình thoát ra được; mình thở được; mình cảm nhận hơi thở được thì mình thấy quý vô cùng! Thiền sư Làng Mai có câu: “Is possible because you are alive.” Chuyện gì rồi cũng có thể làm được hết chỉ cần bạn còn sống! Dĩ nhiên còn sống mà còn sức khỏe còn minh mẫn là mọi chuyện có thể giải quyết được. Đừng tuyệt vọng tại vì mình chỉ mới xài một phần nhỏ xíu trong con người của mình thôi; còn một cái năng lượng khổng lồ chưa sử dụng tới đó mà muốn sử dụng thì phải quay trở vào bên trong.
“Gia trung hữu bảo” – hưu tầm Mịch – đó là câu của Thiền sư Trần Nhân Tông. Bạn có rất nhiều năng lực phi thường; có nhiều khả năng. Đừng tìm kiếm ở bên ngoài; ở bên ngoài không bao giờ cho bạn thỏa mãn đủ đâu! Chỉ có bạn quay về để tìm lấy sự bình an, sự thảnh thơi trong tâm hồn thì bạn mới thỏa mãn được.
Vậy thì khi mình thở thôi, an trú được trong hơi thở là mình đã có hạnh phúc và bắt đầu nhìn sâu hơn nhìn rộng hơn. Mình thấy mình còn một hình hài khỏe mạnh; còn sức khỏe tốt; còn trí thông minh; còn sự khôn ngoan; mình còn kiến thức; mình còn bằng cấp; mình còn công việc; mình còn những người thân; mình còn dòng họ; mình còn rất nhiều thứ mà liệt kê ra hàng trăm những điều như ý.
Vậy tại sao mình không chú ý vào hàng trăm những điều kiện như ý này mà chỉ chú ý vào một vài điều bất như ý làm chi cho khổ? Mà cái tâm con người nó kỳ cục lắm! Kỳ lắm! Nó chỉ thích chú ý vào những điều bất như ý thôi! Nó không chịu chú ý vào những điều như ý! Mình đã lùa nó về bên này rồi mà nó vẫn cứ cố gắng chạy qua bên kia thành ra mình phải huấn luyện.
Có thể là hơi bị trễ nhưng vẫn còn kịp huấn luyện tâm mình. Thành ra khi mình ngồi thiền, tâm mình nó phóng đi; mình đưa nó về rồi nó cũng ngoan cố phóng đi rồi lại đưa nó về như khi ngồi 15 phút mà nó phóng hết 100 lần rồi chưa có một phút nào mà yên được nhưng cái đó vẫn được tính là một công phu tu tập nghĩa là mình đang luyện tập để nắm bắt tâm của mình, gìn giữ tâm của mình.
Để rồi trên cái kinh nghiệm đó, muốn tâm mình không bám vào cái đối tượng này nữa, muốn tâm mình bám vào cái đề mục này – đây là những điều như ý – những điều kiện của hạnh phúc. Khi mà tâm nó chỉ ở bên này mà không ở bên kia nữa (bên kia là khổ đau) bờ bên này á là bờ của hạnh phúc từ bờ bên này mà nhảy qua bờ bên kia trong tích tắc thôi! Chỉ cần một hơi thở là qua tới bờ bên kia – Bỉ Ngạn – bờ của Bình An – bờ của không còn căng thẳng sợ hãi muộn phiền nữa!
Nếu mình quyết tâm luyện tập thì bờ bên này cũng ở trong đây mà bờ bên kia cũng ở trong đây chứ không phải ở nơi người kia! Mình muốn ở bờ bên nào? Muốn phóng qua bờ bên kia thì phải có con thuyền chứ không phóng được đâu! Muốn qua bờ bên kia phải có thuyền phải có phương tiện thì hơi thở tất cả những đề mục của Thiền Tập chính là những con thuyền để đưa chúng ta từ bờ bên này qua bờ bên kia!
Nhưng phải lên thuyền chứ đứng đó nhìn con thuyền hoài thì làm sao qua được bờ bên kia? Phải thực hành! Phải ngồi xuống thở! Phải đi những bước chân chậm rãi và an trú! Phải trở về với đề mục của mình đừng để tâm chạy lang thang nữa! Dưới con mắt của sự tỉnh thức thì nó sẽ thấy mà trước đây nó không thấy: thấy những điều kiện hạnh phúc mà nó đang có!
Khi thấy những điều kiện hạnh phúc rồi thì nó thấy những điều bất như ý kia chỉ là những điều nhỏ nhôi chẳng đáng là bao! Mình nhìn vào một người và nhìn vào những ưu điểm của họ được rồi đó thì khuyết điểm kia có thá gì đâu? Chỉ có điều là mình không làm được điều đó! Mình cứ chăm chăm nhìn vào những khuyết điểm của người ấy cho nên chỉ nghĩ người ấy chỉ là như vậy thôi – chỉ là một con người dở tệ. Cái đó là cái nhìn sai lầm, cái nhìn bị mắc kẹt, cái nhìn bị đóng khung, lôi cái nhìn nó ra, không có chú ý vào đề mục không dễ thương đó nữa mà bây giờ dời qua đề mục dễ thương, bằng cách hỏi người ấy có gì dễ thương, người ấy đã cho ta những ân tình nào, người ấy đã từng đối xử tốt đẹp ta bởi những gì liệt kê ra, ghi lên một tờ giấy thì mình cũng thấy rằng cái ưu điểm người đó nhiều gấp chục lần, vài chục lần, thậm chí gấp trăm lần những cái điều không dễ thương của người ấy. Vậy thì tới đây chúng ta có thể có một cái kết luận nhỏ là, sở dĩ chúng ta khổ đau là tại vì chúng ta cứ chú ý vào những cái điều bất như ý mà chúng ta quên quay về chú ý, nâng niu, giữ gìn và thưởng thức những điều như ý mà chúng ta đang có, có phải vậy không? Trong phương pháp chuyển hóa khổ đau, chúng ta dùng bốn bước của Thiền Quán. Bước thứ nhất, khi có một cảm xúc tiêu cực xuất hiện, thí dụ như là một cơn giận, thì bước đầu tiên là nhận diện kịp thời, tôi đang có cơn giận, tôi đang nhìn thấy mặt mũi của cơn giận trong tôi. Đó là bước chuyển hóa đầu tiên, có được bước này rồi thì bắt đầu tách lìa khổ đau. Còn nếu giờ nào mà cái tâm mình nó vẫn còn phóng ra bên ngoài để dò xét, để canh chừng, để phê bình, để nhận xét, để phòng thủ, để lên án, để buộc tội, để trừng phạt, thì khổ đau vẫn còn tiếp tục chồng chất. Đức Phật đề nghị chúng ta quay về và xem có cái gì nó xảy ra bên trong. Vậy mà thật ra, đối với một thiền sinh chăm chỉ tinh tấn thiền tập, thì lúc nào cũng quay vào bên trong để xem cái gì nó đang xảy ra. Vậy, từ trên cái phần thân cho tới phần thọ, tới cái phần tâm của mình, cái gì đang xảy ra trong vòng cảm thọ của tôi? Một cảm thọ, một cảm giác dễ chịu hay khó chịu, một thiền sinh, một người thực tập sự tỉnh thức phải biết, phải không? Chứ mình cứ biết hắn không à. Còn mình không biết gì về mình hết. Mình biết cái gì xảy ra trên chiếc điện thoại mà mình không biết cái gì xảy ra trong tâm hồn của mình thì đâu có được. Thì như vậy, mình sẽ tiếp tục là nô lệ của khổ đau, và cái điều quan trọng là biết cái gì xảy ra ở trong tâm. Vậy có nghi ngờ không? Có đố kỵ không? Có hờn giận không? Có so đo, toan tính không? Có thành kiến, có định kiến không? Phải biết hay là có vết thương đáng chi phối không? Cái này gọi là nhận diện. Tiếng Anh gọi là “recognize”. Tôi biết, tôi thấy cái gì đó đang bất ổn trong tôi. Nhìn vào, tôi biết đó là một sự sợ hãi, đó là một sự đố kỵ, đó là một cái tâm chống đối đang có mặt trong tôi. Bước thứ hai, sau khi nhận diện rồi, thì Đức Phật đề nghị chúng ta hãy cho phép hay là hãy chấp nhận cho nó diễn ra đi. Đừng cố gắng ngăn chặn lại, đừng cố gắng đàn áp, đừng cố gắng loại trừ, không được đâu. Nó là một cái dòng thác lũ đang chảy đó, không chặn nó đâu mà nhào vào thì nó sẽ cuốn trôi đi. Càng cố gắng đàn áp, ngăn chặn thì càng nổi giận, càng đau khổ. Nhưng mà Đức Phật đề nghị chúng ta hãy lùi lại mà quan sát, chấp nhận xem cái cơn giận nó diễn ra như thế nào, để xem cái cơn giận này nó dữ dằn ra làm sao, chân tướng nó như thế nào, nguyên nhân nào, gốc rễ nào đã đưa tới cái cơn giận này. Bước thứ ba gọi là thẩm nghiệm. Tiếng Anh là “investigate”. Bước thứ hai là sự chấp nhận, cho phép cái cơn cảm xúc nó diễn ra, gọi là “allow” hay “accept”. Bước thứ ba là “invest”, tức là thẩm nghiệm. Ta bắt đầu ngồi xuống, dừng lại, trở về với hơi thở, với bài định tâm, với bài quan sát thân chẳng hạn. Tâm tôi bắt đầu tỉnh ra một chút, tôi bắt đầu đặt câu hỏi: Tại sao tôi lại nổi giận mà? Tại sao tôi hay giận cái người này nè? Mà người này là cái người nào? Là cái người ở kế bên tôi nè, cái người mà tôi thương nhất nè, tôi sinh nhiều nhất mà chính là cái người mà tôi giận nhiều nhất. Tại sao? Có phải vì tôi có thành kiến với người này không? Người này đã từng làm tổn thương tôi bao nhiêu lần rồi, cho nên chỉ cần họ mở miệng ra là tôi giận, mà không biết là họ có làm đúng hay là làm sai. Tại sao tôi giận? Là vì họ quá khó chịu, chịu hết nổi rồi? Là tại vì năng lượng trong tôi đang cạn kiệt? Tôi đang có vấn đề, họ có vấn đề, hay là tôi có vấn đề? Đặt câu hỏi đó để tìm ra, để xem cái cơn giận nó đến từ đâu là chính mà kết quả thu hoạch được trên một cái sự thực tập đúng đắn thì nguyên nhân nằm ở đâu ở bên trong. Tại vì nếu mà mình đang vững chải, tươi rói, tôi chong luôn năng lượng tràn trề, khỏe mạnh, yêu đời, yêu người thiết tha, sức mấy cái câu nói đó mà làm mình cục ngã được, sức mấy cái hành động đó mà làm cho mình phản ứng rầm rầm được. Mình mà phản ứng như vậy, đó là trước đó đã không ổn rồi, phải không? Mình mới nhìn thấy được rằng là trước khi mình nổi giận, trước khi mình đau khổ, là cái tâm mình nó yếu lắm. Cái thái độ sống của mình á, nó không có đúng đắn, tâm mình nó dao động dữ dội. Trước đó đã có một ít phiền não rồi mà nó chưa hiện hình ra, người đó mới ném vào thêm một cục muối, một nấm muối, mà trái tim bấy giờ là một tô nước, cho nên mặn cháo không uống được nữa. Chứ trước đó nó là một dòng sông hả? Mình đã quen cái ví dụ này lắm rồi. Cái hình ảnh rất là dễ nắm bắt, liên tưởng tới dung lượng trái tim của mình. Trước đó mình là một dòng sông, thì sức mấy mà vài nắm muối đó mà làm gì được mình, phải không? Vậy thì khi mà mình investigate, mình thẩm nghiệm, mình nhìn lại thì thấy rõ ràng là mình đã không ổn, thì mình đã không ổn là lỗi về phía mình chứ nhiều hơn. Dù bên kia có đóng góp một phần là nói năng không dễ thương hay là đưa tới một năng lượng tiêu cực, có phải vậy không? Và bước thứ tư gọi là không đồng nhất và quan sát (non-identification and observe) hay là watching. Tiếp tục quan sát tâm của mình, nhưng mà mình không đồng nhất với cơn giận nữa, mình lùi lại, mình là một kẻ xem phim, cơn giận là một cuốn phim, mình là một kẻ quan sát nỗi khổ, niềm đau kia là hiện tượng. Vậy thì mình tách ra khỏi cơn giận rồi nè, tách ra khỏi nỗi khổ, niềm đau, mình đứng ra đây được, mình nhìn hắn ở bên kia, có nghĩa là mình đã thoát ra khỏi sự khống chế của cơn giận, của phiền não thì đau khổ không hình thành được. Vậy thì nói ngược lại, đau khổ hình thành là tại vì bốn bước mình xét lại, là vì mình không nhận diện được mình đang có vấn đề, mình đang giận, mình đang tự ái, mình đang tổn thương. Bước thứ hai là mình, mỗi khi mình tự ái, tổn thương thì mình lại không chấp nhận mình như vậy, mình tránh né, mình thờ ơ, hoặc là mình loại trừ, mình đàn áp. Bước thứ ba, thay vì mình ngồi thẩm nghiệm lại mình thì mình đi thẩm nghiệm hắn, chấp vấn hắn, đặt những câu hỏi: Tại sao hắn dám đối xử với mình như vậy? Hắn còn thương mình không, hay là hắn đi thương người khác? Hắn có ý đồ gì đó với mình? Bước thứ tư là thay vì mình không đồng nhất vào cái nỗi khổ, niềm đau đó thì mình lại cuốn chìm vào trong đó, cho phép đau khổ xuất hiện, tại vì mình ghét hắn quá, cho nên mình phải đau khổ trả thù hắn bằng cách đau khổ, nằm bẹp, ví không ăn, không uống, đóng cửa phòng từ ngày này qua ngày khác, tắt điện thoại, không nói chuyện để làm gì? Trừng phạt. Mà trừng phạt có được không? Thì cũng được, hắn cũng đau đó, nhưng mà hắn không tỉnh được. Không ai tỉnh ngộ từ sự trừng phạt của người khác cả. Mà hắn đau thì mình cũng đau, tại vì hắn là ai? Hắn là con của mình, hắn là ông xã mình, hắn là bà xã của mình, hắn là người thương của mình. Ai mà đi trừng phạt chính mình kia chứ? Trừ lúc u mê thôi, mê man thì mình mới hành xử như vậy. Còn mình là Phật tử, mình là thiền sinh thì mình phải tỉnh ra, không chấp nhận sống trong u mê nữa, phải đi tìm mặt trời tỉnh thức trở lại. Mà mặt trời tỉnh thức ở đâu? Ở trong tâm hồn, quay vào bên trong đi, rồi sẽ gặp. Cứ kiên trì rồi thực tập đúng phương pháp, chân thành rồi sẽ tiếp xúc lại ánh sáng của sự tỉnh thức. Trong ánh sáng đó, mình sẽ nhận ra rằng những điều bất như ý đó nó sẽ không bao giờ làm cho chúng ta khổ được nếu chúng ta đừng bỏ thái độ lên trên nó. Các vị nghe kịp không? Cái người đó chỉ có thể làm khổ mình á, khi mình có một cái đòi hỏi gì đó, hoặc nhỏ hơn một chút là một cái mong cầu gì nơi người đó, thì người đó mới làm khổ mình được. Còn khi mình không có cần, mình đủ rồi, mình ổn rồi, mình không có chờ đợi, hy vọng gì cả, tâm mình nó có thứ để an vui rồi, thì bên kia có làm cái gì đó, thì mình sẽ không có rúng rính đâu, mình chỉ xem đó là một điều bất như ý mà thôi. Cho nên tôi đã viết trong cái cuốn “Hiểu về trái tim” và luôn nhắc với đại chúng rằng khổ đau đó nó chỉ có khi chúng ta chống lại, không chấp nhận, loại trừ. Nói chung là tâm sân, bỏ tâm sân lên những cái điều bất như ý xảy ra. Tức là những điều bất như ý xảy ra mà cộng với tâm sân của chúng ta nữa, đó thì mới thành khổ đau. Y như Đức Phật đã nói trong Tứ Diệu Đế, khổ đau. Đây là một sự thật. Tôi đang rất khổ, nhưng Đức Phật nói: “Hãy nhìn lại đi.” Có một sự thật vĩ đại khác nằm ẩn sâu trong cái sự thật này, đó là sở dĩ chúng ta khổ đau là vì chúng ta bị tham, sân, si khống chế. Trời ơi, Phật ơi, làm sao con là con người mà không có tham, sân, si được? Thì phải ráng tu luyện thôi. Vì con người vẫn có thể làm được một cái chuyện là làm giảm bớt tham, sân, si, quản chế được tham, sân, si, chuyển hóa bớt tham, sân, si. Không phải lúc nào cũng tham, sân, si. Những lúc mình hành thiền, tham, sân, si đâu có cửa để vào được đâu. Lúc đó mình nắm chủ quyền hoàn toàn, nhưng vì mình ít tu luyện quá, cho nên mình thả rong cái tâm của mình. Vì vậy mà tham, sân, si tha hồ trỗi dậy, thì trách ai, phải không? Nếu mình quản lý tham, sân, si giỏi, lúc nào cũng nhận diện tham, sân, si nè, lúc nào cũng ngồi quan sát tham, sân, si nè, lúc nào cũng không đồng nhất tham, sân, si nè, lúc nào cũng ngồi thẩm nghiệm tham, sân, si nè, thì làm gì có đau khổ? Vì mình ít quay vào bên trong quá. Mình hướng ra bên ngoài nhiều quá, cho nên mình vô tình tạo ra những cái mảnh đất màu mỡ cho tham, sân, si trỗi dậy và khống chế chúng ta. Thành ra, mình phải thiết lập sự tỉnh thức trở lại, trở về với giây phút của hiện tại bằng con đường hơi thở, bằng quán thân, bằng quán thọ, bằng cách nào đó mà Đức Phật đã dạy và mình đã tiếp thu và đã thực hành trong thời gian qua để đưa tâm trở về nhà, an trú trong căn nhà của mình, để bật lên sự tỉnh thức. Và khi đã có sự tỉnh thức rồi, nghĩa là mình đã thu cái tâm sân lại, phải không? Hã, có tỉnh thức thì tâm sân không sống sót được. Nó là như vậy, và tâm sân được thu lại thì tâm mong cầu cũng được thu lại, nghĩa là tâm tham cũng được thu lại. Bất như ý nó chạy lướt trước mặt, nó chạy qua, nó chạy lại, nó đi tới, đi lui, nó không làm gì được mình hết, tại vì mình đã thu tham, sân, si lại rồi, đang hoạt động bằng năng lượng tỉnh thức nè, bằng chánh niệm nè, nói gì, làm gì cũng vô can hết. Vậy thì bất như ý chỉ là bất như ý mà thôi, không nhất thiết hễ bất như ý là phải khổ đau. Bất như ý mà đi qua mình á, mà mình như thế nào đó thì nó thành khổ đau hay là không khổ đau, đó là sự lựa chọn của chúng ta. Mà nhiều khi mình cũng muốn chọn không khổ đau chứ, nhưng mà lực bất tòng tâm. Chọn thì chọn, nhưng mà làm không nổi. Tại vì hằng ngày lười tu quá trời qua đất, tới giờ Phúc Lâm trận rồi, tỉnh thức ơi quay về giúp ta, chánh niệm ơi quay về để đối phó với cái tên bất như ý khủng khiếp này, thì nó đâu có xuất hiện. Phải chi mà tu luyện giỏi, tinh tấn, thực hành đúng phương pháp, lúc nào cũng có sự tươi mát, nụ cười hoan hỉ, vui vẻ trong lòng, rồi thình lình bất ý ập tới, nó té cái bịch liền, làm sao mà nó đương đầu nổi với năng lực tỉnh thức, phải không? Chứ còn đang bèo nhèo như con mèo mà bất như ý tới, cái nữa là ngã cái đuổi liền. Vậy thì mình đã chờ bất như ý tới để khổ đau mà đổ thừa ai nữa. Giờ thử thời đang ngồi đây với chư tăng, quý thầy, tươi vui, an tịnh, năng lượng chánh niệm tràn trề, bất như ý ơi tới đây đi. Có ai làm gì mình trong giây phút này thì mình cũng dễ bỏ qua, phải không? Tại vì tâm mình nó đang giữ chặt trên một cái kênh khác rồi, cái kênh an vui, cái kênh chánh niệm rồi, nó không có màn tới những cái lạc phật đó nữa. Phải huấn luyện tâm mình như vậy. Huống hồ chi, dưới con mắt của sự tỉnh thức, thì mình thấy những cái điều bất như ý á, nó phải có mặt, nó cần phải có. Tại vì mình tưởng tượng đi, nếu cái người đó lúc nào mà cũng như ý mình hết á, thì không biết mình thành ra cái gì? Thành bà hoàng, ông chúa rồi phải không? Nếu cả thế gian này lúc nào cũng làm theo ý của mình hết, thì đâu còn là con người nữa. Bỗng dưng mình nhận ra rằng, nhưng mà chắc là cũng phải bầm dập lắm, thăng trầm, nghiệt ngã lắm, thì mình mới ngộ ra được một điều rằng là bất như ý là điều tự nhiên. Khi mình ngồi thiền á, thì cái tâm mình nó yên một chút, cái mình rất là vui, hoan hỉ và có chút tự hào: “Ta tu thiền được, ta có chất thiền”, nhưng mà ngồi, có lúc ngồi xong mà nó đi đâu, nó cứ chạy lãng váng, nó cứ lòng vòng, nó không có vô được, nó không có nhập được.
Nghĩ đủ thứ chuyện trên đời, bắt đầu tự phê phán. Chắc mình không có duyên với Thiền, chắc mình tu pháp môn khác, hay là thôi, mình nghĩ thiện thời gian đi, đây không phải là giai đoạn để tu thiện. Thì cái đó gọi là thái độ sai. Ngồi đó để mà chờ, để được định tâm, để tâm an trú là thái độ sai. Đức Phật dạy phải học chấp nhận cả hai. Khi tâm an trú, thì đón nhận, ghi nhận là tâm đang an trú, đừng bỏ thêm một thái độ hưng hoan gì hết. Khi tâm không an trú, tâm rong ruổi vọng, tâm vọng tưởng, thì hãy cứ ghi nhận như vậy. Chính cái sự ghi nhận là sự tỉnh thức, mà đây là cái mình cần tìm. Còn đối tượng của sự tỉnh thức là cái gì cũng được. Nó đứng yên cũng được mà nó nhảy nhót cũng được, các vị hiểu không? Tức là mình hoan hỉ, chấp nhận cái gì nó đang đi ngang qua tâm thức của mình mà không có phải cưỡng cầu nó phải thế này hay thế kia cho mình. Trời ơi, ở ngoài kia cưỡng cầu chưa đã, sao vô tu thiền mà còn cưỡng cầu nữa? Phải tự nhiên và chấp nhận. Cho nên mới nói là cái bước thứ hai của bốn bước chuyển hóa, đó là sự chấp nhận cái gì nó đang diễn ra. Cái này nó hay lắm, nó có công năng lớn lắm. Để rồi, khi mà đối diện với những điều bất như ý, mình cũng dễ dàng chấp nhận cho nó xảy ra. Dĩ nhiên, nó nguy hiểm quá thì mình phải tránh, mình phải né, mình phải đỡ. Nhưng nếu nó không có nguy hiểm gì, nó chỉ là trái với ý mình thôi, thì để nó diễn ra đi, xem coi lý do tại làm sao. Nó có nhân quả của nó, nó có cái tiến trình của nó, mình ngăn chặn không nổi đâu. Ngăn chặn đầu này thì nó mọc ra đầu khác. Thay vì lùi lại quan sát coi, hắn muốn gì, mình mới nhận ra rằng bất như ý và như ý là một cặp song hành. Nghiệm bản thân của tôi, tôi thấy là khi mà mình đang có những cái thuận duyên, nó đi tới, làm được những cái chuyện lớn, thì cứ y như là cái nghịch duyên nó cũng sẽ sắp tới. Thành ra, là không có mãi mê, mân mê những thành quả hay là những cái thuận duyên đưa tới. Và khi mà lo xử lý những cái nghịch duyên rồi đó, thì tôi vẫn yên tâm rằng thế nào thuận duyên nó cũng tới nữa, nó cứ như vậy. Không biết là cuộc sống quý vị sao, chứ tôi nghiệm cuộc đời mình, nó cứ vậy đó, ít khi nào mà thuận duyên nó liên tục lắm. Mà tôi nghĩ nếu mà liên tục, chắc con người mình nó yếu xìu, ngồi đó hưởng, không phải không? Con người mình có bản năng sinh tồn mà, phải tập cho nó ứng phó, giải quyết, chứ chịu đựng chứ, phải không? Chịu đựng là một cái phần thiết yếu để đi tới sự giác ngộ mà mình không chịu chịu đựng, mình nói mình muốn hưởng thôi, mình muốn những điều như ý cơ, không thích những điều bất như ý chứ, để cho ai. Cho nên bắt đầu mình xây dựng một nhận thức mới là tôi sẽ chấp nhận như ý và cả bất như ý. Mà cái bài này thì không biết giảng bao nhiêu lần rồi, mà phải nói đi nói lại, mà nhắc lại giống như là mới nghe lần đầu. Mình về nói với con, “Con mẹ thách con ngổ nghịch á, mẹ chấp nhận,” tại vì mẹ đã hưởng cái phần dễ thương, cái phần ngọt ngào của con rồi, thì phần này mẹ bắt ai hưởng đây? Mẹ phải đón nhận thôi. Còn ngon lành nữa, nói với ông xã, “Này anh xã, anh cứ khó chịu đi, em nay sẽ chấp nhận cả hai, tại vì em ý thức là anh có sự dễ thương và anh cũng có sự khó thương.” Và em làm được điều này là tại vì trên cái kinh nghiệm của bản thân em, em đã từng không chấp nhận sự không dễ thương của mình. Nhưng mà qua thiền tộc, thì em đã học cách chấp nhận, chấp nhận vọng tưởng, chấp nhận những cảm xúc tiêu cực. Tại vì em cũng đã thừa hưởng những sự dễ thương, tốt đẹp trong em rồi, thì có thể vấn đề sẽ được giải quyết. Bất như ý là một điều tự nhiên, nhớ cài cái lệnh đó trong đầu, mỗi lần nó xảy ra là lẽ tự nhiên. Nhưng mà nói như vậy, nó giống NLP quá, nó giống như là mình mặc định mà, trong khi bên trong mình đó, nó có nhiều sự phản ứng. Thì nếu mà mình kẹt lắm, thì mình xài cái chiêu đó. Nhưng mà Đức Phật không khuyến khích mình thường xuyên xài cái chiêu đó. Đức Phật khuyến khích, hãy quan sát tâm mình nó phản ứng như thế nào khi điều bất như ý xảy ra. Bốn bước nhận diện, chấp nhận, thẩm nghiệm và lùi lại quan sát, không đồng nhất thuộc rồi ha. Bắt đầu thực hành, để rồi mùa pháp thoại năm sau, thấy hoa nở không, không ai khổ đau và không bao giờ nói về đề tài khổ đau nữa. Sẽ nói về hạnh phúc. Và phải luôn nhớ, khổ hay không là mình là nguyên nhân chính, bên kia cũng có đóng góp mà phụ thôi, phải nhớ điều đó. Quên cái gì quên, mà cái này phải nhớ. Còn giờ phút nào mình vẫn đổ thừa người kia, thì mình biết rằng lúc đó mình mê, chứ không phải là tỉnh. Khi mình tỉnh, tự nhiên mình thấy cái trách nhiệm về phía mình nhiều hơn và mình muốn giải quyết cái vấn đề của mình nhiều hơn.
Nếu có sự tỉnh thức thì không cần khổ đau. Tỉnh thức dạy chúng ta đủ rồi và chúng ta biết trân quý cái gì mình đang có. Còn nếu không tỉnh thức được thì mời khổ đau tới dạy. Chọn đi, bây giờ chọn tu để có tỉnh thức hay là chọn khổ đau đến để đánh thức chúng ta? Mà khổ đau nhiều quá thì cũng ớn, ha, sợ lắm. Cho nên cũng không dạy gì mà khổ đau nó tới, thì thôi, đành phải đón nhận. Chứ còn không dạy gì đi mời nó tới rồi cảm ơn nó, cảm ơn khổ đau, nhưng mà làm ơn đi giùm đi chỗ khác giùm rồi.
Nếu mà sự tỉnh thức lớn, chúng ta có chút trí tuệ, chúng ta còn thấy được rằng bản chất khổ đau là không có thật. Không có cái gì gọi là khổ đau cả. Trong Bát Nhã Tâm Kinh có câu là “vô vô minh diệt, vô vô minh tận, vô vô minh.” Tức là không có cái gì gọi là vô minh để mà chấm dứt hết. Không có cái gì gọi là vô minh để mà đoạn trừ hết, tại vì vô minh nó chỉ là một trạng thái nhất thời. Khi điều bất như ý cộng với thái độ chống đối, thì khổ đau mới xuất hiện. Mà thu cái sự chống đối lại thì khổ đau đâu có tồn tại được nữa, thì sao gọi là khổ đau có thật? Thì đừng có bao giờ nói rằng “tôi là kẻ đang khổ đau”. Nếu gọi đúng tên á, tôi là một kẻ đang chống lại những điều bất ý thì đúng hơn.
Cho nên cái chữ “dukkha” của Đạo Phật có khi dịch là “suffering” là khổ đau, nhưng có khi dịch là “dissatisfaction” là bất như ý. Ôi, tôi bất như ý quá là đúng mà, ôi, tôi khổ đau quá là sai. Thì thật ra sai ở đây có nghĩa là đã có bỏ thái độ vào rồi đó, nó mới ra cái khổ đau nè. Chứ còn ôi, chỉ là bất như ý thôi mà, bất như ý là chuyện tự nhiên, bình thường. Cho nên, không có khổ đau mà nói Đạo Phật á, mà cho rằng cuộc đời là khổ đau là không đúng hoàn toàn đâu nhé, chỉ đúng một cách tương đối thôi. Tại vì khổ đau là có thật, thấy người đó khổ đau mà, nhưng nó có lý do, nó có tham sân si đi vào trong đó. Cho nên, cái sự thật đó là sự thật tương đối thôi, còn sự thật tuyệt đối là Đức Phật nói Niết Bàn. Ai cũng có sẵn một cái Niết Bàn ở bên trong. Lấy khổ đau xuống rồi thì Niết Bàn sẽ hiện ra. Niết Bàn được gọi là một trạng thái tịch diệt, không còn tham sân si, bình an chân thật, hạnh phúc chân thật. Rồi mình sẽ đi tới được cái chỗ đó, để rồi mình đón nhận hết những điều bất như ý xảy ra trong cuộc đời, với điều kiện là lúc nào cũng phải tỉnh thức.
Mà muốn có tỉnh thức, không có dễ ăn đâu nhé, tu luyện nhiều lắm. Dành thời gian cho bản thân, bớt la cà trên internet, bên ngoài tán gẫu, chuyện trò, làm những điều không cần thiết. Kể cả có những việc làm tốt, cần thiết cũng phải bớt lại, vì bên trong mình nó đang cần hơn, cần được mình quay về chăm sóc, nuôi dưỡng trở lại. Tâm hồn cao thượng, lòng từ ái bao dung mà chăm sóc cả trái tim vẫn còn đang thương tổn.
Cho nên, nếu chúng ta có niềm tin vào sự chuyển hóa của con người là vì chúng ta có niềm tin vào vô thường. Vô thường có nghĩa là mọi thứ rồi sẽ đổi thay, hắn sẽ không còn như vậy nữa. Hắn sẽ cà chớn hơn, hoặc hắn sẽ bớt cà chớn lại. Vô thường mà, đâu có gì là cố định đâu. Vậy mà mình vẫn nhìn hắn một cách cố định, hắn được dáng nhãn hiệu là kẻ khó ưa, kẻ đáng loại trừ, là mình sai rồi nha. Và mình rồi cũng sẽ vô thượng. Cảm thọ là vô thường. Dễ chịu rồi, khó chịu rồi, khó chịu rồi, dễ chịu rồi, trung tín rồi. Cảm xúc vui buồn, yêu ghét cũng vô thượng. Nhờ vô thường mà chúng ta tin rằng khổ đau rồi sẽ biến thành hạnh phúc. Tuyết rồi sẽ tan, hoa mai rồi sẽ nở. Sau một trận băng giá của mùa đông, nếu chẳng một phen xướng lạnh, buốt đau thấu xương, chưa chưa thì hãy đau tiếp để làm gì? Hoa mai đâu dễ tỏa mùi hương. Đó là hai câu thơ của Thiền sư Hoàng Bá.
Mình biết rằng sau cái trận nghiệt ngã đó, sau cái trận Dong bảo đó, nếu mình biết quay về tu luyện để xử lý tàn dư của khổ đau, thì biết đâu hoa trong lòng sẽ nở, sự giác ngộ sẽ đi tới một trang mới của cuộc đời sẽ được mở ra. Xin cảm ơn đại chúng đã lắng nghe, bây giờ mời đại chúng chúng ta sẽ tỉnh tâm vài phút, nuôi sự tỉnh thức trở lại. Chúng ta vẫn ngồi yên, thả lỏng, giữ cột sống thẳng đứng, giữ chiếc cằm vừa phải, đôi mắt khép lại, đôi môi mỉm cười. Mỉm cười tại vì mình vẫn còn sống nè, mình còn nhiều điều bất như ý quá. Xin lỗi, mình còn nhiều điều như ý quá. Mình mỉm cười vì thấy mình nhận ra được nhiều thứ từ bài giảng hôm nay. Xin cảm ơn đất trời cho tôi được về, tôi bao năm làm lữ khách, thấm thía nỗi đau đời. Con xin được quay về, nương tựa nơi Phật, nơi Pháp, nơi Tăng. Con xin nương tựa vào sự tỉnh thức giác ngộ của Đức Phật. Con xin quay về nương tựa nơi giáo pháp, con đường thoát khổ hết sức mầu nhiệm mà Đức Phật đã dày công hiến tặng cho chúng con. Con xin quay về nương tựa nơi Tăng đoàn, thể của những người đang thực tập con đường tỉnh thức.